Đàn cổ cầm nhỏ hơn và dễ mang theo hơn, trong khi đàn tranh lớn hơn nhiều so với đàn cổ cầm
Khi chơi cổ tranh thì có thể dùng móng giả để gảy. Còn cổ cầm thì không dùng móng giả mà dùng ngón tay thật.
Đàn Tỳ bà – “nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian”
Âm cao trong trẻo, âm trung nhẹ nhàng còn âm trầm thì dày, dải âm của nó rất rộng vì thế mà thanh âm phong phú, thể hiện được rất nhiều đề tài và cung bậc cảm xúc, mệnh danh là nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian – đó chính là đàn Tỳ bà.
Đàn Tỳ bà du nhập sang Việt Nam từ trước thời nhà Trần.
Tỳ Bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm], lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam]
Nhà Nguyễn chấn chỉnh nhạc cung đình. Lập Dàn Đại Nhạc gồm Kèn, Trống là chính. Và Dàn Nhã Nhạc cũng gọi là Tiểu Nhạc hay Ti Trúc Tế Nhạc, vì dàn nhạc gồm những nhạc khí mắc dây tơ và cây sáo trúc. Tỳ Bà có mặt trong dàn nhạc cung đình. Đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn Nhị, đàn Tam và đàn Tỳ Bà trở thành ban Ngũ Tuyệt của ca nhạc thính phòng Huế (tiền thân của Ca Huế), đồng thời lưu truyền trong nhạc dân gian và tồn tại cho đến nay.
Đàn nguyệt được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây , sau rút lại còn 2 dây.thường đảm nhận vai trò là nhạc cụ giai điệu chính thay cho phần dây cung.Màu âm đàn nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đàn chụp ảnh các mùa- đàn tỳ bà- đàn tranh- đàn cổ cầm- đàn nguyệt ( đạo cụ chụp ảnh)”